Ngừng làm "nô lệ của thời gian" với 6 cách làm việc hiệu quả

Ngừng làm "nô lệ của thời gian" với 6 cách làm việc hiệu quả

Tùy thuộc vào cách làm việc của bạn, nếu như biết xây dựng một kế hoạch tốt thì sẽ mang lại chất lượng cao, và ngược lại nếu bạn xây dựng một lịch trình thiếu đầu tư và sơ sài thì bạn sẽ nhận được một kết quả như chính hành động mà bạn đã tạo ra. Sau đây sẽ là một vài gợi ý giúp bạn sử dụng quỹ thời gian của mình khoa học hơn.

1. Lên lịch trình - Kiểm soát thời gian và điều chỉnh cho một ngày mới lý tưởng của bạn

Duy trì lịch làm việc cho một ngày sẽ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn. Bạn có thể làm được nhiều việc hơn và ít có khả năng bỏ sót công việc hoặc bị phân tâm. Một kế hoạch có sẵn giúp bạn hình dung nhiệm vụ hôm nay tốt hơn thay vì chờ công việc "tìm đến" làm bạn có thể cảm thấy quá tải, lộn xộn và quên việc.

Lên lịch làm việc và duy trì việc này có thể mất chút thời gian để làm quen nhưng điều đó sẽ làm bạn cảm thấy đỡ căng thẳng và kiểm soát cuộc sống tốt hơn. Có rất nhiều phương tiện có thể hỗ trợ bạn trong bước đầu tiên này chẳng hạn một cuốn sổ tay, những ứng dụng quản lý trên điện thoại hoặc bạn có thể bắt đầu làm quen với Notion-một ứng dụng thời gian gần đây được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.

2. Điều chỉnh linh hoạt - Nếu một ngày của bạn không vui vẻ, thiếu năng lượng hoặc kém hiệu quả, hãy thay đổi một vài điều.

Nói "không" với một số điều không quan trọng hoặc chiếm thời gian, nếu có quá nhiều hoạt động và cuộc hẹn, bạn có thể bị căng thẳng và mất niềm vui. Khi mới bắt đầu chúng ta thường có cảm giác rất hào hứng và đầy năng lượng, đó cũng là thời gian mà ta cần ưu tiên làm những công việc quan trọng và cấp bách nhất, những công việc còn lại với độ khó thoải từ từ theo sự vơi dần năng lượng của chúng ta.

3. Nghỉ ngơi hiệu quả - Hãy tích cực giải lao, tận hưởng những sở thích nhất định và có điều gì đó để mong đợi mỗi ngày

Bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp chúng ta có câu khẩu hiệu "8 giờ lao động, 8 giờ cải tiến, 8 giờ nghỉ ngơi". Nghiên cứu cho thấy, não bộ con người chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi làm một công việc trong 90 – 120 phút. Sau đó chúng ta cần 20 – 30 phút nghỉ ngơi để quay lại làm việc với hiệu quả cao nhất.

Trong thời gian nghỉ ngơi chúng ta phải thực sự nghỉ ngơi, hoặc làm những thứ mình yêu thích như nghe nhạc, nhâm nhi tách trà,…để lấy lại tinh thần chuẩn bị cho công việc tiếp theo.

Công việc phải hoàn thành hôm nay quá nhiều và bạn cảm thấy mệt mỏi , chán chường nhưng dù có bận rộn đến đâu bạn cũng nên dành ra những khoảng thời gian thực sự thoải mái để nghỉ ngơi và thư giãn.

Cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái gồng mình căng thẳng thì tất nhiên hiệu quả công việc chắc chắn sẽ không như ta mong đợi.

4. Đặt lời nhắc - Bạn đang không tập trung đúng không?

Trên điện thoại của bạn, hãy đặt 3 đến 10 báo thức vào các thời điểm ngẫu nhiên trong ngày bằng cách hỏi "Tại sao tôi đang làm những gì tôi đang làm?". Như một lời nhắc nhở rằng bạn có thể đang xao nhãng và xa rời mục tiêu- giúp bạn tái tập trung vào công việc hiện tại của mình.

5. Thêm 5 phút - Thúc đẩy bản thân luôn làm thêm 5 phút cho bất kỳ việc gì bạn làm có hiệu quả

Kéo dài thời gian làm việc nếu bạn cảm thấy mình đang hoàn thành chúng một cách hiệu quả và năng suất. Còn điều gì khó khăn hơn nếu chúng ta không thể nào tập trung làm việc? Vậy nên hãy khích lệ bản thân rằng: "Mình đang làm rất tốt, thêm 5 phút nữa thôi!".

6. Nếu bạn còn nhiều thời gian rảnh hãy hoàn thành những việc mà bạn đang trì hoãn

Dù bạn cứ chần chừ, trốn tránh công việc mãi, thì rốt cuộc bạn vẫn phải đối mặt với nó, và đi kèm theo đó còn là một loạt hệ quả không mong muốn. Để không vấp phải cảm giác tiếc nuối và bất lực, tự nhủ rằng giá như bạn đã hành động thì giờ tình hình đã khác. Chúng ta không thể quay ngược lại thời gian, nên hãy trân trọng và khiến từng giây phút trong đời bạn có giá trị.

"Giá như mình có thêm thời gian!". Đã bao nhiêu lần bạn nói như thế? Thời gian một khi trôi qua thì sẽ không bao giờ trở lại. Vậy, điều khôn ngoan là hãy tận dụng thời gian đang có. 

Nguồn: Thương hiệu & Pháp luật