Bạo hành bằng lời nói và cách phòng tránh

Bạo hành bằng lời nói và cách phòng tránh

Việc tấn công, khủng bố, gây tổn thương cho người khác bằng lời nói hoặc sự im lặng thờ ơ được gọi là “bạo hành bằng lời nói”. Bạo hành bằng lời nói được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ việc huênh hoang quá mức đến các hành vi gây hấn thụ động.

Những hình thức phổ biến của việc bạo hành và lời nói

Cố ý tiết lộ thông tin suy nghĩ của người khác; phản bác lại các suy nghĩ trải nghiệm của đối phương; đổ lỗi đối phương về những việc ngoài ý muốn; dùng những lời lẽ miệt thị để chỉ trích người khác (gọi người khác là thằng đần, lũ trẻ trâu, kẻ cơ hội đều được xem là bạo hành bằng lời nói). 

Hình thức bạo hành này thường diễn ra trong các mối quan hệ tình cảm, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, họ hàng gần xa và thậm chí cả những người không quen biết nhau. 

Trái ngược với việc dùng lời nói là việc thờ ơ im lặng với đối phương, được gọi là “bạo hành tâm lý không lời”

Chẳng hạn như: Nhìn chằm chằm vào người khác, liếc mắt và đóng sầm cửa, dèm pha về đối phương, nói xấu người khác, dùng quyền lực để bắt ai đó làm theo ý mình. Cả hai hình thức bạo hành bằng lời nói và không lời đều là một hành động không đúng đắn. 

Giả sử bạn đang cảm thấy mình bị đối xử không công bằng

...thì cũng không nên khẳng định ngay đó là hành vi bạo hành. Mà hãy từ tốn và tìm cách phù hợp để nói cho đối phương biết rằng bạn đang cảm thấy như thế nào bởi hành động của họ gây nên và bày tỏ thiện chí muốn giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất. Khi bị bạo hành bằng lời nói, chúng ta thường có xu hướng chống lại bằng cách trả lời lại để thắng lý lẽ của họ (ví dụ như đối phương cho rằng bạn là kẻ dối trá, bạn sẽ cố gắng thuyết phục họ rằng điều đó hoàn toàn không đúng). Nhưng thực chất một kẻ bạo hành lời nói sẽ không quan tâm hay lắng nghe lập luận của bạn.

Cách duy nhất để kết thúc tình trạng này chính là

...cứ mỗi lần bị bạo hành, bạn hãy gọi đích danh hành vi mà đối phương đang làm. Nếu ai đó đỗ lỗi cho bạn vì những việc ngoài ý muốn, đầu tiên hãy phớt lờ nội dung lời nói, nhận định đây là dạng thức bạo hành nào và sau đó bình tĩnh yêu cầu người bạo hành dừng ngay hành vi này lại (Evans, 2009). Hoặc nếu ai đó vẫn thét vào mặt bạn dù bạn đã cố gắng giữ bình tĩnh hết mức có thể, hãy rời khỏi căn phòng đó. 

Nếu bạn phải liên tục chịu đựng việc bị bạo hành bằng lời nói từ một ai đó thì hãy nghiêm túc xem xét lại mối quan hệ này để xem có nên chấm dứt nó hay không. Việc kết thúc mối quan hệ với người bạo hành không hề dễ dàng, đặc biệt khi bạn sống dựa vào người đó hoặc người đó có ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ xã hội của bạn. Nếu gặp phải tình huống này, cách duy nhất để hạn chế là tìm người giúp đỡ hoặc chỉ gặp gỡ họ ở những nơi đông người, nơi an toàn nhất có thể. 

Tác giả: Psygital